7 bước cơ bản để mở tiệm giặt là

7 bước cơ bản để mở tiệm giặt là

7 bước cơ bản để mở tiệm giặt là

11:42 - 05/06/2021

Nếu nghĩ rằng kinh doanh nhỏ lẻ như mở cửa hàng giặt là thì không cần lên kế hoạch cụ thể từ trước thì bạn đã sai lầm. Dù là kinh doanh bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào thì bạn vẫn cần phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể.

Cách tẩy vết cafe trên áo đảm bảo thành công
Tẩy vết dầu mỡ trên quần áo có còn khó khăn?
Cách giặt quần jean chuẩn chỉ nhất năm 2021
Máy giặt rò rỉ nước [ Nguyên nhân và cách xử lí ]
Khử mùi hôi trên quần áo [ Nguyên nhân và cách xử lý ]

Mô hình kinh doanh cửa hàng giặt sấy tự động đang phát triển và bùng nổ tại Việt Nam như một xu hướng tất yếu của thị trường, do cuộc sống hiện đại, những người đi làm ngày càng bận rộn và ít có thời gian hơn cho công việc nhà. Chưa kể, ai cũng có nhu cầu muốn hưởng thụ và tận hưởng thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, giải trí nhiều hơn.

Dưới đây Worldwash Laundry xin giới thiệu 7 bước cơ bản nhất để bạn mở cửa hàng giặt sấy một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất:

BƯỚC 1: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHI TIẾT

Nếu nghĩ rằng kinh doanh nhỏ lẻ như mở cửa hàng giặt là thì không cần lên kế hoạch cụ thể từ trước thì bạn đã sai lầm. Dù là kinh doanh bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào thì bạn vẫn cần phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể.

7 bước cơ bản để mở tiệm giặt là 1

Nếu bạn muốn có một cửa hàng giặt sấy hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả thì thì bản kế hoạch chi tiết là điều rất cần thiết. Trong bản kế hoạch đó, bạn cần lên trước lịch trình mở cửa hàng theo từng mốc thời gian cụ thể cho từng giai đoạn. Từ lúc thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, học hỏi cách thức vận hành, thuê lao động và đưa vào hoạt động cùng chi phí của mỗi giai đoạn để dự trù nguồn vốn.

Bạn phải có lịch theo dõi và kiểm tra định kỳ tình trạng của các máy giặt, sấy đang được sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần lên lịch về giờ hoạt động hằng ngày của cửa hàng giặt sấy. 

BƯỚC 2: NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

Khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào, bạn bắt buộc phải nghiên cứu và tìm hiểu chuyên sâu về nó. Bắt đầu bằng việc thu thập các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu khách hàng. Bạn cần xác định rõ tệp khách hàng mục tiêu mà bạn muốn nhắm đến để có định hướng phát triển cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng phải tìm hiểu xem khu vực bạn đang định mở cửa hàng giặt sấy đã có bao nhiêu tiệm gần đó, cư dân xung quanh có nhu cầu sử dụng dịch vụ giặt là nhiều không?

Nếu đối tượng bạn hướng đến là sinh viên, công nhân ở phòng trọ, khó khăn trong việc sở hữu một chiếc máy giặt. Họ là những người chưa tự chủ được về kinh tế hay tài chính eo hẹp thì chính sách về giá và ưu đãi nên điều chỉnh ưu tiên hơn một chút để cạnh tranh trên thị trường.

Còn nếu đối tượng là nhân viên văn phòng, công sở, những người quá bận bịu, khách du lịch, không có thời gian tự giặt đồ thì mức giá có thể nhỉnh hơn một chút, kèm theo đó là chất lượng dịch vụ phải thật đảm bảo để họ yên tâm về chất lượng. Chỉ sau khi nhắm được đối tượng khách phục vụ cụ thể trước thì bạn mới có thể tìm địa điểm mặt bằng mở cửa hàng giặt sấy phù hợp.

cho máy ít hư hỏng nhất, cách sửa chữa một vài lỗi cơ bản của máy giặt, máy sấy thì sẽ thuận lợi hơn khi kinh doanh.

Bạn cũng nên nắm rõ các mẹo hay như cách tẩy quần áo bị lem màu, cách phân loại quần áo khác nhau khi giặt sấy,… để quần áo được sạch sẽ hơn, giúp ghi điểm và khiến khách hàng sẽ quay lại.

BƯỚC 3: CHỌN ĐỊA ĐIỂM THÍCH HỢP

Như đã đề cập ở trên, sau khi xác định được khách hàng mục tiêu thì việc tiếp theo là lựa chọn địa điểm mở cửa hàng. Đây là một yếu tố quan trọng, quyết định đến hoạt động kinh doanh của bạn. Nếu bạn có thể tận dụng mặt bằng sẵn (chẳng hạn nhà của bạn) thì quá thuận lợi, có thể tiết kiệm được chi phí. Nhưng nếu chưa có thì bạn sẽ phải chọn địa điểm kỹ càng.

7 bước cơ bản để mở tiệm giặt là 2

Nếu khách hàng bạn hướng đến là sinh viên thì hãy tìm nơi gần trường học, còn hộ gia đình thì đặt cửa hàng ở nơi đông dân cư, lưu lượng người qua lại nhiều. Thêm một gợi ý cho bạn, đó là bạn có thể tìm thuê lại một tiệm giặt là cũ nào đó đang sang nhượng. Như vậy bạn sẽ tận dụng lượng khách hàng cũ trước đó của cửa hàng, tiết kiệm được chi phí quảng bá.

Ngoài ra, bạn còn có thể hướng đến tệp khách hàng là những người ở khách sạn. Do chi phí giặt đồ trong đó thường khá cao nên cũng có nhiều người đem ra ngoài giặt. Như vậy, bạn có thể chọn địa điểm mở cửa hàng giặt sấy ở khu có nhiều khách sạn. Lượng khách hàng từ khách sạn thường ổn định và lâu dài nên đây cũng là lựa chọn không tồi. Cũng nên lưu ý, mặc dù cửa hàng giặt sấy không cần không gian rộng nhưng phải đảm bảo khô thoáng, tránh tình trạng ẩm mốc. Vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị và đồ giặt khách hàng mang tới. Bạn cũng nên trang bị thiết bị hút ẩm, chống bụi cho cửa hàng của mình.

BƯỚC 4: CHUẨN BỊ TÀI CHÍNH

Bước tiếp theo là phải dự trù và chuẩn bị số vốn đầy đủ cho việc mở một cửa hàng giặt sấy. Với quy mô nhỏ và vừa thì tổng cộng bạn cần khoảng 100 – 250 triệu. Còn nếu bạn muốn mở cửa hàng giặt sấy với quy mô lớn hơn thì số vốn cũng từ 200- 800 triệu trở lên. Trong đó, bao gồm các chi phí về đầu tư và chi phí vận hành. (Tham khảo bài viết: Mở cửa hàng giặt cần bao nhiêu vốn?)

Phí đầu tư gồm tiền thuê mặt bằng, thi công, thiết kế quầy kệ, máy giặt, máy sấy, máy hấp, hóa chất giặt xả, giỏ đựng quần áo, móc, bao nilon dùng để đựng đồ sau khi gấp, bàn ủi hơi nước, cân đồ, kệ đựng quần áo, hóa đơn bán hàng in sẵn hoặc phần mềm bán hàng có tích hợp sẵn máy in hóa đơn để đưa cho khách hàng khi nhận/trả đồ để tránh nhầm lẫn khi trả đồ.

Về chi phí vận hành thì gồm các loại tiền như thuê nhân viên, tiền quảng cáo (chạy marketing), tiền điện nước mỗi tháng, tiền thuế phải nộp, khoản đề phòng rủi ro cần thiết mỗi khi máy móc bị hỏng hay vấn đề kĩ thuật khác, chi phí hao mòn máy móc mỗi tháng, cũng cần thêm một khoản dự trù những tháng đầu kinh doanh chưa có lãi,…

BƯỚC 5: MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ

Thiết bị quan trọng nhất chính là máy giặt. Nên chọn máy giặt cửa ngang vì giúp tiết kiệm được 60% lượng nước tiêu thụ và giữ được chất lượng quần áo sau khi giặt.

Cửa hàng giặt sấy không cần các loại máy có quá nhiều công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, nên chọn loại máy có công nghệ truyền động trực tiếp vì giúp hạn chế tiếng ồn, giảm độ rung lắc.

7 bước cơ bản để mở tiệm giặt là 3

Mô hình giặt sấy kiểu mẫu của Worldwash Laundry

Hiện rất nhiều chủ cửa hàng chọn mua lại thiết bị của các tiệm giặt là khác hay thu mua thanh lý thiết bị không rõ nguồn gốc trên mạng. Do đó, họ không thể biết được hệ thống máy giặt, máy sấy hoạt động có tiết kiệm điện, nước, không gây tiếng ồn hay không. 

Ngoài ra, rất nhiều cửa hàng giặt là quy mô nhỏ thường sử dụng máy giặt, máy sấy gia đình có công suất nhỏ để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Việc sử dụng các dòng sản phẩm máy giặt gia đình để phục vụ hệ thống giặt ủi có tần suất hoạt động cao khiến các thiết bị quá công suất, dễ hỏng hóc và tuổi thọ kém. 

Do đó, nếu có điều kiện, chủ cửa hàng nên đầu tư máy mới. Hãy chọn máy có công suất lớn. Nên đầu tư hệ thống điện 3 pha, tiết kiệm chi phí vận hành. 

Tham khảo bài viết: Mở cửa hàng nên mua máy giặt nào?

Nếu kinh phí hạn hẹp, muốn mua máy cũ, bạn nên đến các siêu thị điện máy uy tín có giá rẻ hơn máy mới từ 30-50%, được một đổi một trong tháng đầu tiên nếu mắc lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, mua máy cũ tại các hệ thống này, khách phải chấp nhận một số nhược điểm: có thể máy không còn hoạt động êm ái hoặc hết công suất như máy mới, phải cài đặt lại một số thông số trên bảng điều khiển nên thời gian giặt lâu hơn, dẫn đến lượng điện năng tiêu thụ nhiều; thiếu thùng hoặc một số phụ kiện đi kèm… 

Khi lựa chọn máy cũ cần kiểm tra kỹ các bộ phận quan trọng của máy như ống xả nước, lồng giặt, mâm giặt, van cấp nước, bảng điều khiển, ngăn chứa bột giặt, các mối điện… Chọn máy vẫn còn thời gian bảo hành. Nên mời người am hiểu về máy móc đi cùng để họ kiểm tra kỹ các chức năng hoạt động của máy.

Nên xác định trung bình mỗi ngày giặt bao nhiêu quần áo để xác định công suất máy cần mua. Đồng thời tùy từng loại khách hàng sẽ có dịch vụ khác nhau, từ đó chọn những thiết bị phù hợp. Ví dụ, với khách hàng dân sinh, dịch vụ chủ yếu là giặt ướt, giặt khô và là hơi nước, có thể sắm máy giặt ướt, giặt khô, bàn là. Còn nếu khách hàng là nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ là giặt ướt, giặt khô, máy là lô, máy hấp… 

Ngoài ra, cần trang bị nước giặt, nước xả vải, bàn là, móc treo đồ, túi bóng đựng đồ sạch, giỏ đựng đồ…

BƯỚC 6: MARKETING CHO CỬA HÀNG

Việc marketing quảng bá rất quan trọng nếu bạn muốn thu hút khách hàng đến với cửa hàng giặt sấy của mình. Ngoài những phương thức truyền thống như: in poster, phát tờ rơi bạn có thể quảng cáo online trên mạng bằng cách đăng tin lên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Chuyên nghiệp hơn, bạn nên tạo một fanpage và website riêng để tiện cho việc chạy quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Trong giai đoạn đầu, bạn nên có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng như khuyến mại, phát hành thẻ tích điểm, tặng nước xả thơm miễn phí,… Bởi vì đặc thù của dịch vụ giặt sấy này là khách hàng sẽ còn quay lại nếu dịch vụ của bạn tốt và giá hợp lý. Một khi khách hàng đã chịu quay lại và dần hình thành thói quen thì bạn đã có được khách hàng trung thành cho cửa hàng. Vì vậy, bạn cần có quy trình chăm sóc khách hàng thật chuẩn vì đây sẽ là yếu tố quan trọng quyết định cho thành công của bạn.

Ngoài việc giá cả hợp lý, với khách hàng thường xuyên đã có thói quen giặt giũ, bạn phải xây dựng thẻ thành viên. Khách đến chỉ việc check thẻ, không cần hỏi thông tin gì thêm. Bạn cũng đừng quên nhắn tin chăm sóc khách hàng, đưa ra những chương trình khuyến mãi và thông báo với họ. Chẳng hạn như cửa hàng giặt sấy đang có giảm giá hoặc quà tặng nhỏ đi kèm.

BƯỚC 7: QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ NHÂN SỰ

Khi mọi công việc được chuẩn bị tốt thì bước cuối cùng là việc quản lý vận hành cửa hàng và quản lý nhân sự. Đối với việc quản lý cửa hàng, tốt nhất nên trang bị cho mình một phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để theo dõi những thông tin này một cách hiệu quả và đỡ tốn thời gian. Phần mềm sẽ mang đến những lợi ích sau:

+Quản lý việc nhận, trả đồ, kí gửi từ phía khách hàng.

+ Bạn không cần có mặt tại cửa hàng mà vẫn xem báo cáo từ xa về tình hình doanh thu, số lượng hàng đang giao dịch, tồn kho, chi phí…

+ Quản lý ca làm của nhân viên, các đơn hàng mà nhân viên đó đang phụ trách.

+ Quản lý được thông tin khách hàng, những lần sau khách hàng đến giặt là, chỉ 1 thao tác kích chuột là thông tin khách hàng sẽ hiện ra một cách dễ dàng.

+ Nếu bạn có 1 chuỗi cửa hàng giặt là, phần mềm sẽ giúp bạn quản lý chuỗi cửa hàng đó, với hệ thống báo cáo tình hình doanh thu, lợi nhuận tại tất cả các chuỗi cửa hàng theo thời gian thực. Chỉ cần vài nhấp chuột là bạn đã có thể quản lý từ xa toàn bộ chuỗi cửa hàng của mình vô cùng thuận tiện.

7 bước cơ bản để mở tiệm giặt là 4

Đối với việc quản lý nhân sự: cực kỳ quan trọng, nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và trực tiếp thao tác với máy móc, đồ dùng của khách hàng nên chất lượng dịch vụ, sự tin tưởng của khách hàng đều là kết quả hoạt động của nhân viên đem lại. Chính vì thế việc đào tạo, quản lý và duy trì hoạt động ổn định của nhân sự sẽ giúp bạn yên tâm và tự tin cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng.